Giỏ hàng
0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN SÀI GÒN

Cảnh giác trước tình trạng giả mạo thương hiệu nông sản

Hiện nay, ngày càng nhiều người dân lựa chọn mua sắm trực tuyến để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Điều này đã góp phần thúc đẩy kinh tế số, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất nông sản theo hướng thương mại hóa…

Nhận thấy xu hướng này, nhiều địa phương và hợp tác xã nông nghiệp đã chủ động hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử. Việc tham gia thương mại điện tử giúp hợp tác xã và hộ nông dân tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng mang đến những thách thức nhất định. Bên cạnh cơ hội đưa nông sản chất lượng cao đến tay người tiêu dùng, hình thức kinh doanh này cũng tạo kẽ hở cho các hoạt động buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Theo các chuyên gia, vấn để quản lý, xử lý hàng hóa giả mạo hiện nay vẫn còn chưa có hồi kết vì tình trạng bán hàng, kiểm soát hàng hóa online vẫn còn nhiều lỗ hổng. Do đó, để tránh bị thiệt hại bởi tình trạng này, mỗi nhà sản xuất chân chính cần nâng cao ý thức bảo vệ hàng hóa, thương hiệu của chính mình.

Cách cụ thể nhất ở đây là HTX cần đăng ký mã vạch cho từng loại sản phẩm tại Bộ Khoa học và Công nghệ để khẳng định sản phẩm đó là của mình. Trên thị trường quốc tế, mã vạch chính là “căn cước sản phẩm” khi đưa ra thị trường.

Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Hà Nội, nhận định hàng giả, hàng nhái vẫn có chỗ đứng trên thị trường là bởi nhiều HTX, doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm nhưng chưa chú trọng nhiều đến khâu bảo vệ hàng hóa. Ngay như việc đăng ký sở hữu trí tuệ về sản phẩm, về bao bì sản phẩm, về ảnh đại diện thương hiệu cũng chưa được quan tâm.

Về phía người tiêu dùng, cần nâng cao nhận thức, sử dụng công nghệ để xác minh nguồn gốc sản phẩm và thận trọng trước khi mua hàng. Đặc biệt, tâm lý "ham rẻ" chính là yếu tố khiến hàng giả, hàng kém chất lượng tiếp tục tồn tại.

Ngoài ra, người tiêu dùng nên có những phản ứng mạnh mẽ hơn như yêu cầu đổi trả hàng hoặc tố giác lên các đơn vị phân phối, cơ quan chức năng khi phát hiện sản phẩm vi phạm chất lượng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân mà còn góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch và các doanh nghiệp chân chính.

Cảnh giác trước tình trạng giả mạo thương hiệu nông sản
Bình luận
Viết bình luận